Khảo sát Hành vi Người tiêu dùng 2019 – Phần 4

Tháng 7 vừa qua, Euromonitor đã cập nhật nghiên cứu mới nhất về hành vi người tiêu dùng toàn cầu cho năm 2019. Đây là một bản nghiên cứu khá thú vị, thay vì phân loại người tiêu dùng theo mô tả dân số và mức tiêu dùng thường thấy/ hay chia theo phân cấp xã hội, Euromonitor đã phân loại họ theo hành vi tiêu dùng. Bảng nghiên cứu này sẽ thêm thông tin cho marketer trong việc hiểu insight của người tiêu dùng và định hướng cách tiếp cận hiệu quả hơn.

0
1703

Bài viết này được chia thành 4 phần:

Phần 1: Phân nhóm người tiêu dùng theo hành vi

Phần 2: Khảo sát mức độ ưu tiên của các nhóm người tiêu dùng phổ biến ở Việt Nam

Phần 3: Phân tích hành vi của từng nhóm người tiêu dùng phổ biến ở Việt Nam

Phần 4: Cách tiếp cận từng nhóm người tiêu dùng phổ biến ở Việt Nam


Cách tiếp cận từng nhóm người tiêu dùng phổ biến ở Việt Nam

1) Người yêu thích danh tiếng

Đây là nhóm người chịu tác động bởi tất cả các phương pháp marketing truyền thống, và theo đuổi một hình ảnh/ lifestyle theo gu nhất định. Vì vậy, đối với thương hiệu/ công ty, hình ảnh thương hiệu cần nhất quán, đúng theo một gu.

Đặc biệt đối với nhóm người này, thương hiệu cần có sự xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội, được người nổi tiếng sử dụng. Hình ảnh thương hiệu cần được làm mới, hoặc theo xu hướng để giữ chân họ.

Nhóm người này khá rành về công nghệ, hãy đảm bảo website của bạn tối ưu cho điện thoại, giúp việc sử dụng dễ dàng đối với họ (tốt nhất nên sử dụng một giao diện riêng cho mobile, theo hướng tối giản và tiện lợi). Đặc biệt, cần có sự thống nhất giữa online và offline.

Tại điểm bán, dịch vụ tại điểm bán có ý nghĩa rất lớn. Hãy đảm bảo điểm bán mang lại một dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời, nhân viên bán hàng có thể hiểu rõ và tư vấn sản phẩm tuyệt vời cho họ.

Các nỗ lực marketing hướng tới đối tượng này thực sự rất xứng đáng. Nếu như họ cảm thấy thương hiệu phù hợp với họ, họ sẵn sàng chi tiêu bất đồng, trả giá cao cho sản phẩm đó. Họ rất thích tự thưởng chọ chính mình, và thậm chí thường xuyên mua quà cho bạn bè, gia đình.


2) Người chi tiêu bốc đồng

Tương tự như những người thích danh tiếng, những người chi tiêu bất đồng cũng để tâm đến hình ảnh của họ. Họ luôn muốn giữ hình ảnh của mình hợp thời, vì vậy họ không ngừng mua sắm.

Đối với nhóm người này, không có cái gì hấp dẫn hơn những đợt khuyến mãi, giảm giá. Công ty/ thương hiệu nên thể hiện rõ ràng (liệt kê) nhưng ưu đãi, giảm giá một cách rõ ràng. Và nếu thương hiệu là những thương hiệu nổi tiếng, xa xỉ, việc giảm giá sẽ kích thích họ chi tiêu phóng tay ngay lập tức.

Sự hiện diện của thương hiệu trên mạng xã hội cũng đặc biệt quan trọng với nhóm người này. Hãy đảm bảo rằng các platform thương mại điện tử luôn hiện diện trên mạng xã hội. Những người này luôn muốn nhìn thấy deal hời từ thương hiệu nổi tiếng, xa xỉ dễ dàng, nhanh chóng. Họ là người có cái đầu nóng và tay nhanh, hãy giúp việc mua bán trở lên nhanh chóng, tiện lợi. Họ không quá quan tâm đến việc hưởn.


3) Người thích sống tối giản

Đối với nhóm người thích sống tối giản, chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì là tất cả những gì họ cần. Chỉ cần thương hiệu có những cải tiến chất lượng sản phẩm tốt hơn, họ sẽ xem xét chuyển sang sử dụng sản phẩm đó. Bên cạnh đó, các sản phẩm có công nghệ mới, sản phẩm thân thiện với môi trường, phù hợp lối phát triển bền vững sẽ rất phù hợp với họ.

Bên cạnh đó, phản hồi tích cực từ những người ngẫu nhiên, hay từ gia đình và bạn bè cũng có tác động đến họ. Khi thương hiệu muốn nhắm tới nhóm khách hàng này, hãy chú tâm xây dựng WOM và uy tín xã hội tốt.

Người thích sống tối giản sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về sản phẩm trên cả 3 kênh: điểm bán, máy tính, moblie. Tuy nhiên, đối với lần mua đầu tiên, họ thưởng ra quyết định tại điểm bán. Vì vậy, thương hiệu hãy đảm bán các chi tiết quan trọng đối với họ được thể hiện rõ ràng trên bao bì và điểm bán.

Các chi tiết/ điểm cộng đối với người thích sống tối giản: chất lượng, tuổi thọ dài, thân thiện với môi trường, phát triển bền vững, sử dụng nguồn nguyên liệu bản địa.


4) Người thích thử nghiệm điều mới

Đây là nhóm người có mục tiêu lớn trong cuộc sống, họ chỉ chi tiêu khi thật cần thiết. Họ sẽ nghiên cứu khá kỹ trên máy tính, điện thoại trước khi đến cửa hàng. Họ đặc biệt sẽ dò giá giữa các sản phẩm cùng loại, và sẽ mua tại điểm bán. Vì vậy với nhóm người này, hãy chắc chắn hệ thống bán hàng từ online về cửa hàng thông suốt, dễ dàng.

Nhóm người này không phải là nhóm khách hàng trung thành. Họ luôn để ý đến những thương hiệu mới, sản phẩm mới. Chỉ cần chất lượng tương đương, giá rẻ hơn, họ sẽ chuyển đổi ngay. Vì vậy, họ cũng là một đối tượng tiềm năng cho thương hiệu mới, sản phẩm mới.

Và để giữ chân họ, những chương trình khách hàng, tặng điểm thưởng và giảm giá cho lần mua sau thực sự có ý nghĩa.


5) Người truyền thống thích an toàn

Đây là nhóm người thích giá rẻ, và chỉ muốn mua những gì thật cần thiết. Đây cũng là nhóm người không thích đi mua sắm.

Để tiếp cận với nhóm người này, không chỉ giá là một điều kiện cần mà thương hiệu phải xét tới, việc chỉ ra các khoản họ có thể tiết kiệm được, các mức giảm giá. Bên cạnh đó, hãy biến trải nghiệm mua sắm dễ dàng, tiện lợi.


6) Thấy gì từ những tổng kết này?

Đối với tôi, việc quản lý thông tin trong marketing ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Thông qua hệ thống thông tin, chúng ta có thể biết được cơ cấu từng nhóm người tiêu dùng ở từng điểm bán, từng khu vực hay platform, từ đó có những chương trình kích cầu, và thông điệp phù hợp.

Một thương hiệu sẽ cùng một lúc có nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên, trước khi nghĩ đến việc mở rộng đối tượng mục tiêu, hãy xem xét lại tiềm năng và sản phẩm của chính mình. Sau một chiến dịch tung sản phẩm mới, có thể doanh số tăng, thị phần tăng, nhưng nếu nhìn sâu sắc vào kết quả thông qua cơ cấu nhóm người tiêu dùng theo hành vi, bạn sẽ hiểu được “mức độ bền vững” của doanh số đó.

Hãy làm tốt từ ban đầu, từ bao bì sản phẩm, thông điệp nào cần đưa lên bao bì? xây dựng hình ảnh sản phẩm như thế nào cho phù hợp với đối tượng người tiêu dùng? Tại điểm bán, cần huấn luyện người bán hàng như thế nào? trưng bày như thế nào? Cho dù ngày nay công nghệ phát triển, người tiêu dùng có thể mua hàng trên nhiều platform khác nhau, nhưng lần mua đầu tiên luôn là điểm bán vật lý. Chiến thắng tại điểm bán thực sự quan trọng.

Hãy nghĩ rộng hơn khi tham gia digital. Digital không chỉ là website, là mạng xã hội, là google ads, mà còn là hệ thống bán hàng từ online về offline. Việc đồng nhất thông tin khách hàng từ online (ghi nhận thông tin của họ, đưa vào hệ thống lưu trữ về sản phẩm họ đã mua, sản phẩm họ đang quan tâm), và đưa về hệ thống bán hàng tại điểm rất quan trọng. Người tiêu dùng nếu đã tìm kiếm thông tin, họ sẽ ưu tiên cho những điểm bán mang đến sự thuận tiện, dễ dàng hơn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here