Đối với những kẻ ghiền truyện trinh thám như tôi, tôi luôn suýt xoa mỗi lần nghe thám tử phá án. Tôi không nghĩ người ta có thể để ý những chi tiết nhỏ nhặt như vậy, và có thể kết nối tất cả thông tin một cách tài tình quá sức. Tại sao người ta có thể làm được như vậy? Có lẽ tất cả bắt đầu từ năng lực quan sát.

Tôi không nhớ rõ tôi đã đọc ở đâu đó những năm tháng còn sinh viên, HÃY NHÌN ĐỜI NHƯ MỘT ĐỨA TRẺ.

Dưới con mắt một đứa trẻ, mọi thứ thật là kỳ lạ. Một đứa trẻ quan sát, nhìn nhận mọi chi tiết nhỏ nhất, và luôn tò mò tự hỏi nó là cái gì? tại sao nó lại như vậy? Chỉ một thay đổi nhỏ thôi nó cũng đã có thể chú ý rồi.

baby_walking_sunlight
Nguyên tắc số 1 để phát triển kỹ năng quan sát: HÃY NHÌN MỌI THỨ NHƯ MỘT ĐỨA TRẺ

Bạn có thể nói rằng: “Làm sao tôi nhớ hết những gì tôi nhìn thấy, tôi có quá nhiều việc để làm, để chú ý. Tôi không thể nào rảnh rỗi như một đứa con nít được!”

Gượm đã, từ từ đã nào. Nếu ngay lập tức trong đầu bạn bật ra câu nói vừa rồi tức là bạn đã tự giới hạn khả năng của mình rồi. Bạn có thể làm mọi thứ, tin tôi đi. Để bắt đầu, trước tiên hãy luyện trí não của mình bỏ qua các kháng cứ khi phải thay đổi thói quen. Hay nói một cách đơn giản, đừng bao giờ nghĩ TÔI CHẲNG THỂ LÀM ĐƯỢC NHƯ VẬY, mà hãy nói ĐỂ TÔI THỬ XEM SAO.

Bạn đã sẵn sàng chưa? Bây giờ chúng ta cùng THỬ CÁC CÁCH ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG QUAN SÁT của mình nhé.

0.1. Tập quan sát bằng năm giác quan của bạn.

Hãy đặt cho mình một mục tiêu nho nhỏ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng: Dành ra 10ph để quan sát một tình huống bất kỳ bằng năm giác quan của bạn. Ví dụ như, tôi vẫn thích dành ra chút ít thời gian buổi sáng để quan sát quãng đường từ nhà để xe đến văn phòng. Hãy xem tôi thấy gì nhé:

Tôi nhìn thấy: bầu trời đầy nắng chói chang, những ngôi nhà nằm im lìm, vạt đất ngổn ngang sỏi đá, các hàng quán đang nung núc người ăn vội buổi sáng.

Tôi nghe thấy: Tiếng lào xào nói chuyện, tiếng động cơ từ ngoài đường chính vọng vào, tiếng nước chảy trong ngôi nhà nào đó, tiếng chim sẻ chiêm chiếp trên những mái nhà.

Tôi ngửi thấy: mùi đất đá, mùi vôi vữa, mùi cà phê, mùi thức ăn, mùi hương tỏa ra từ một ngôi nhà nào đó.

Tôi nhận thấy: cảm xúc của chính tôi trong mỗi ngày đến chỗ làm, cảm xúc của người khác khi ngồi tám chuyện với nhau.

Và tôi cố tưởng tượng cái vị của không gian lúc này: (thường thì nó tùy thuộc vào cảm xúc của mỗi ngày, vui thì là vị của món ăn nào đó, bực bội thì vị đắng của một loại nấm nào đó tôi ghét cay ghét đắng).

Nghe có vẻ hơi tức cười, nhưng đây là cách tôi áp dụng phương pháp ghi nhận của người Do Thái vào cuộc sống của mình, tập quan sát mọi thứ bằng năm giác quan.

clipart-5-senses-1
Quan sát bằng năm giác quan sẽ giúp bạn “thấy” được nhiều chi tiết hơn

Nếu bạn đọc mục ở trên, thấy cách tôi dành thời gian ra quan sát có vẻ phức tạp quá, và bạn cảm thấy bạn chẳng làm được vậy, hoặc chỉ đơn giản việc đó quá vô vị với bạn. Bạn thích để tâm trí lan man suy nghĩ đủ thứ chuyện nhiều hơn là quan sát. Được thôi, nếu bạn cứ khăng khăng không chịu thử, hoặc liên tục từ chối những gợi ý của tôi, bạn không biết bạn đang bỏ qua cơ hội tuyệt vời để mở ra khả năng vô tận của bạn như thế nào đâu.

0.2. Luyện tập khả năng quan sát của đầu óc nhờ THIỀN ĐỊNH

Nếu như bạn đã thử, và cảm thấy dễ bị chi phối bởi những thứ tự nhiên xuất hiện trogn đầu bạn, ngăn cản bạn nhận ra nhiều chi tiết hơn. Đây là lúc bạn tập THIỀN rồi đấy.

Ở đây tôi chỉ đề cập đến phương pháp thiền của Phật giáo, hay thiền trong Yoga – thứ mà tôi đang thử. Việc bạn tập thiền sẽ giúp bạn làm chậm lại các luồng suy nghĩ trong đầu, tiết kiệm năng lượng cho bộ não, giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Có rất nhiều người dạy về Thiền, bạn hãy tìm đến các Thiền sư mà học hỏi nhé.

couple-meditation
Thiền là cách bạn giúp não bộ tập trung hơn, hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm năng lượng hơn. Thiền giúp bạn kiểm soát được nhiều điều từ trong cuộc sống.

0.3. Tập viết ghi chú mỗi ngày để tăng khả năng quan sát

Cái này dễ nè, nhưng phải làm đúng nhé. Làm sao để viết một ghi chú đúng, kỹ năng này tôi học được trong những ngày tháng luyện viết luận cho môn tiếng Anh. Ví dụ, thông thường nếu tôi mô tả về một đồng nghiệp của tôi, tôi sẽ mô tả như vậy: Đồng nghiệp của tôi là một người vóc dáng nho nhỏ, có mái tóc xoăn nhẹ, nước da ngăm, nét mặt khả ái. Nhưng nếu mà tôi viết ghi chú về cô ấy, tôi sẽ ghi nhận các thông tin như vầy:

Về vóc dáng: cô ấy cao tầm bao nhiêu, nặng bao nhiêu, nếu so sánh với đám đông thì vóc người cô ấy như thế nào, cố ấy tuộc tuýp người xương to hay nhỏ, có vẻ có chơi hay không chơi thể thao, có vấn đề gì đặc biệt trên người hay không, …

Về mái tóc: cô ấy hay để kiểu tóc gì, màu tóc gì, dài ngắn ra sao, trạng thái tóc có được chăm sóc hay không, thói quen với mái tóc của cô ấy là gì, …

Nước da: màu da tự nhiên của cô ấy là gì, cô ấy có những vùng cháy nắng hay không, nước da cho biết cô ấy khỏe hay ốm yếu, cô ấy có chăm sóc da mình hay không, …

Nét mặt: cô ấy có nét mặt như thế nào, nét của nhóm người nào, mắt mũi ra sao, cân xứng hay bất cân xứng chỗ nào, …

Khi ghi chú của bạn càng dài, cứ mỗi đặc điểm bạn nêu lên có càng nhiều ý nhỏ trong đó nghĩa là bạn đã dành sự tập trung quan sát tốt. Hãy tập ghi chú mỗi ngày, vì đó là cách bạn biết được mình đã quan sát đúng hay chưa và tự nhắc nhở mình phải tập luyện như thế nào.

0.4. Tập tư duy đa chiều để quan sát tốt hơn

Với đa số mọi người, tư duy đa chiều là cái gì đó rất trừu tượng, gần như không thể thực hiện được. Bước đầu tiên của Tư duy Đa chiều là việc loại bỏ việc sử dụng định kiến có sẵn để giới hạn việc tiếp nhận thông tin mới. Hãy liên tục đặt ra những câu hỏi như: Tại sao lại như vậy? Điều này có ý nghĩa gì? Làm sao để xảy ra điều này?

Việc liên tục đặt ra câu hỏi, tìm ra câu trả lời, cho đến khi không thể đặt ra câu hỏi được nữa. Lúc đó bạn đã bắt đầu có nhiều thông tin hơn cho một sự việc.

2d601a64a36016c2ec1c862e5171e885
Thay vì quan sát và tiếp nhận thông tin theo thói quen, bạn hãy đào sâu hơn, liên tục đặt ra câu hỏi về thứ mình đã quan sát. Luôn luôn tự hỏi: mình đã hiểu tường tận vấn đề chưa, còn có thể hiểu theo cách nào khác nữa không?

0.5. Hình thành mối liên hệ những gì bạn quan sát được với những gì bạn biết

memory-brainThông tin bạn quan sát, học, nghe được sẽ nhanh chóng quên đi nếu bạn không thường xuyên hệ thống nó lại. Khoa học đã chứng minh, người ta ghi nhớ tốt hơn những thông tin được cấu trúc, hệ thống lại hơn là những thông tin vụn vặt.

Người có óc quan sát tốt là người luôn tìm cách sắp xếp hệ thống thông tin mà họ quan sát được theo nhiều cách khác nhau.

0.6. Không ngừng tiếp thu kiến thức mới

Việc học hỏi những điều mới rất quan trọng, nhưng để tăng cường khả năng quan sát thì bạn không nên chỉ dừng việc học hỏi ở những lĩnh vực bạn thích, bạn nên mở rộng vốn hiểu biết của bạn ra nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Để bắt đầu luyện tập một thói quen mới đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Nhưng một khi bạn bắt tay vào luyện tập cho đầu óc của mình, một ngày không xa bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy khả năng phán đoán của bạn tăng lên không ngờ, và “tấm màn che mờ mắt bạn” đã bị kéo đi từ lúc nào mà bạn cũng không nhận ra được.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here