0.1. Thế nào là thiện cảm?
Thiện cảm là một trạng thái mà bạn thích tôi, và tôi cũng thích bạn. Thiện cảm là điều cần thiết cho mọi mói quan hệ. Chính thiện cảm tạo nên sự kết nối nền tảng nhất.
0.2. Tại sao chúng ta lại cần có thiện cảm trong kết nối?
Vào những năm 1980s, người ta chỉ làm ăn với những người mà người ta thích.
Sang cuối những năm 1990s, người ta chỉ làm ăn với những người mà người ta thích và họ có sự giống nhau.
Sang những năm 2009s, người ta chỉ làm ăn với những người mà người đó thích họ. Và các nghiên cứu chỉ ra rằng, họ sẽ làm ăn với những người thấp kém (ít khả năng cạnh tranh với mình), và người này thích họ.
Đó là thiện cảm trong kết nối trực tiếp, gặp gỡ trực tiếp. Vậy còn thiện cảm thông qua mạng xã hội thì sao?
Hãy nhớ rằng, bạn không phải là người nổi tiếng. Bạn đừng xử sự như họ. Xây dựng thiện cảm rất cần thiết cho bạn. Nếu bạn nghĩ rằng việc xây dựng thiện cảm quá mất thời gian, thì hãy suy nghĩ lại. Chính vì việc bạn đã không xây dựng thiện cảm từ trước, bạn mất nhiều thời gian hơn mới đúng. Thật vậy, thiện cảm sẽ đẩy mọi việc đi nhanh hơn.
0.3. Vậy làm sao để xây dựng thiện cảm?
- Tiếp xúc thông qua ánh mắt.
Trong các cuộc trò chuyện, hãy luôn nhớ rằng nhìn vào mắt người khác, thể hiện sự chú ý của bạn vào nội dung họ đang trình bày rất quan trọng. Tuy nhiên, có một lỗi rất nhỏ mà bạn sẽ đánh mất sự thiện cảm này, đó chính là nhìn vào điện thoại. Thật vậy, khi đang giao tiếp mà bạn lại nhìn vào điện thoại, điều đó thể hiện rằng trong lúc này, tin nhắn từ điện thoại quan trọng hơn người mà bạn đang nói chuyện cùng.
Và có một luật ngầm khi bạn đến một buổi kết nối giao lưu (networking event), nếu bạn không thể để chuông điện thoại ở chế độ rung, hãy cất nó vào túi, hoặc để lại trong xe của bạn. Chỉ một chút xao nhãng bởi điện thoại, bạn sẽ làm mất thời gian quý báu, khi mà bạn đang cố xây dựng thiện cảm với người khác.
2. Hãy bắt tay trước
Thông thường, trong xã hội, người phụ nữ phải là người đưa tay ra để bắt trước. Tuy nhiên, trong kinh doanh người ta không phân biệt giới tính. Người nào tự tin hơn sẽ đưa tay ra trước. Vì vậy, hãy đưa tay ra trước. Và hãy nhớ kết hợp với tự giới thiệu mình. Hãy luôn để người khác có cảm giác rằng mình thích họ và mình đang chú ý đến họ.
0.4. Xây dựng thiện cảm đối với những người chưa quen biết
Đối với những người chưa quen biết, bạn nên nhanh chóng tìm ra điểm chung giữa hai người. Nhớ rằng, chúng ta hỏi để tìm điểm chung, đừng để người khác cảm thấy khó chịu vì mình đang tò mò quá đáng.
0.5. Xây dựng thiện cảm đối với những người quen cũ.
Đối với người quen, bạn bè, hãy hỏi xin sự giúp đỡ từ họ. Có một câu chuyện như thế này: Benjamin bị một người đi nói xấu mình khắp nơi, và ông muốn thay đổi điều đó. Khi được biết người đó có viết sách, ông đã đến mượn sách của người đó. Sau đó, ông đã trả lại sách. Ngay sau khi nhận lại sách, chính người đã nói xấu Benjamin trước đó đã thay đổi, bắt đầu đi khen Benjamin khắp nơi.
Vậy luật sẽ là: khi người nào đó không thích bạn, hãy hỏi xin lời khuyên hoặc xin nhờ giúp đỡ.
Nhớ rằng, khi xây dựng mối quan hệ với người khác, đừng bao giờ nói câu “Nếu bạn cần giúp gì, hãy nói với tôi. Tôi sẵn sàng giúp bạn.” Câu nói đó thật giả tạo, khách sáo, chỉ mang tính xã giao trong kinh doanh. Bên cạnh đó, câu nói này vô hình tạo nên trách nhiệm phải hành động cho người khác.