Tea Trea Oil – Tinh dầu tràm trà

Thành phần hoạt tính ngừa mụn.

0
1668

Cây tràm trà – Melaleuca alternifolia – vốn là một cây bản địa của Úc và New Zealand. Cây này thuộc chi Tràm – Melaleuca, và hầu như không hề liên quan gì đến cây trà xanh. Sở dĩ có tên là tràm trà là do Thuyền trưởng Jame Cook khi khám phá châu đại dương đã dùng lá cây này thay cho trà để uống.

0.1. Lịch sử khai thác Tràm Trà

Tinh dầu Tràm Trà được khai thác ở qui mô công nghiệp từ những năm 1920s, do một doanh nhân người Úc tên là Arthur Penfold.

Sang những năm 1970s, 1980s, dầu tràm được mở rộng khai thác ở nhiều nơi, với nhiều loại cây khác nhau cùng họ Tràm, cụ thể là:

  • Melaleuca acuminata: trồng ở Tunisia
  • Melaleuca alternifolia: trồng ở Úc và New South Wales
  • Melaleuca armillaris: trồng ở Tunisia và Ai Cập
  • Melaleuca dissitiflora
  • Melaleuca ericifolia: trồng ở Ai Cập
  • Melaleuca leucadendra: trồng ở Ai Cập
  • Melaleuca linariifolia
  • Melaleuca quinquenervia: trồng ở  Mỹ
  • Melaleuca styphelioides: trồng ở Tunisia và Ai Cập, Malaysia và Việt Nam

0.2. Có gì trong tinh dầu Tràm Trà?

Tinh dầu tràm có hơn 98 loại hợp chất khác nhau, với mùi tương tự như mùi long não.

Thành phần của tinh dầu Tràm Trà (theo tiêu chuẩn ISO 4730): Terpinen-4-ol (30 – 48%), γ-terpinene (10 – 28%), α-terpinene ( 5 – 13%), 1,8-cineole (0 – 15%), terpinolene (1.5–5%), α-terpineol (1.5–8%), α-pinene (1–6%), p-cymene (0.5–8%)

0.3. Tác dụng của tinh dầu Tràm Trà

Tinh dầu tràm trà được sử dụng thoa ngoài để điều trị mụn, và một số bệnh nấm, gầu, vết côn trùng cắn do có khả năng kháng viêm. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào xác nhận khả năng kháng viêm, kháng khuẩn của tràm trà đến đâu. Những kết luận này được đưa ra dựa trên bài thuốc dân gian của người dân bản địa Úc và thực tế sử dụng.

Nếu sử dụng tinh dầu tinh khiết thoa trực tiếp lên da sẽ gây kích ứng da. Tinh dầu tràm trà gây độc nếu uống phải.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here