Đa số những người có làn da nhạy cảm, kích ứng thường có phản ứng dè dặt đối với các sản phẩm làm sạch da. Thật vậy, những sản phẩm làm sạch da thường sử dụng các hoạt động bề mặt mạnh gây ra tình trạng khô, căng da sau rửa mặt. Bên cạnh đó, dầu khoáng phân tử lượng lớn cũng gây nặng mặt. Tuy nhiên, ngày nay đã có những dòng các sản phẩm làm sạch da được cải tiến hơn nhiều. Để chọn một sản phẩm làm sạch da, bạn có thể dựa vào tối thiểu hai tiêu chí sau đây:

0.1. Sản phẩm có tính axit nhẹ.

Vốn dĩ lớp tế bào sừng trên cùng của da có tính axit nhẹ. Đặc biệt, với những làn da nhạy cảm, kích ứng, lớp tế bào sừng hay xuất hiện những khiếm khuyết nên chúng khó giữ được pH axit tự nhiên. Vì vậy, những sản phẩm rửa mặt có tính axit nhẹ giúp giữ được pH của da.

pH lý tưởng phù hợp với da đối với sản phẩm làm sạch phải nằm ở mức 4.5 – 6.5. Ở mức này, sản phẩm làm sạch da có thể làm sạch các chất bẩn từ mồ hôi và tuyến bã nhờn.

0.2. Sản phẩm không chứa các chất hoạt động bề mặt gốc sulfate:

Nhóm các chất bề mặt được phát triển từ những năm 50 của thế kỷ 20 từ các loại dầu khoáng (petrochemicals) hoặc từ các loại dầu, mỡ (oleochemicals).

Các chất hoạt động bề mặt gốc sulfate được tổng hợp từ dầu khoáng thường được sử dụng rộng rãi vì giá thành rẻ. Tuy nhiên, những chất này khi đưa lên da, nhanh chóng thâm nhập vào da và gây kích ứng cho những làn da nhạy cảm.

Một số chất làm sạch bề mặt sulfate từ dầu khoáng: Sodium laureth sulfate (SLES), sodium lauryl sulfate (SLS), Ammonium laureth sulfate (ALES), Ammonium Lauryl sulfate (ALS).

Để giảm tính kích ứng, các sản phẩm làm sạch gốc dầu đã được sử dụng. Thông dụng nhất vẫn là dầu dừa, mặc dù giá thành có phần cao hơn.

Một số chất làm sạch bề mặt gốc dầu dừa: Sodium methyl cocoyl taurate, Coco betain, Sodium cocoyl, Sodium Cocoyl Isethionate,

Để dễ dàng cho bạn khi chọn lựa, bạn chỉ cần tìm những sản phẩm làm sạch có cam kết sulfate-free là ổn.

Ngoài ra, nếu có khả năng chọn các sản phẩm tốt hơn, bạn có thể tìm các sản phẩm có bổ sung thành phần thuộc nhóm sau

0.3. Các thành phần giúp dưỡng ẩm cho da:

Trong dưỡng ẩm cho da, có thể chia làm hai nhóm:

  • Nhóm các chất cấp ẩm (humectants): Bản chất các chất này thấm sâu vào bề mặt da, giữ nước lại trong các lớp da. Nhờ đó, da khỏe hơn, có sức chống chịu tốt hơn.

Các chất cấp ẩm phổ thông là panthenol (pro vitamin B5), glycerin, ceramide, … Ngoài ra, các khoáng chất cũng giúp đóng vai trò đáng kể trong tăng độ ẩm cho làn da.

  • Nhóm các chất giữ ẩm/ dưỡng ẩm: Bản chất các chất này gốc dầu, có tác dụng hỗ trợ/bổ sung thành phần lipid trên da, giẳm sự mất ẩm bề mặt trên da (nước bốc hơi ra môi trường)

0.4. Các chất có tác dụng làm dịu da:

Các chất làm dịu da thường kết hợp hai đặc tính: dưỡng ẩm và kháng viêm.

Một số thành phần hay được sử dụng: chiết xuất tảo đỏ, tảo nâu, chiết xuất Cúc La Mã (Chamomile)

0.5. Hợp chất prebiotic – probiotic.

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng hệ sinh vật trên bề mặt da đóng vai trò đáng kể trong việc giúp da khỏe mạnh. Hệ vi khuẩn cân bằng sẽ giúp duy trì pH cho da, giữ ẩm và không gây mụn. Thông qua việc bổ sung các thành phần prebiotic và probiotic, các vi khuẩn có lợi trên da sẽ phát triển tốt, khống chế các vi khuẩn có hại. Nhờ đó, tăng sức đề kháng cho da.

0.6. Một số sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here