0.1. Axit béo là gì?
Axit béo là một loại axit hữu cơ, có cấu tạo kết hợp từ sự kết hợp chuỗi hydrocacbon với gốc cacboxyl (-COOH).

Thông thường các axit béo tồn tại trong tự nhiên có chuỗi cacbon với số lượng phân tử cacbon là số chẵn, và dài từ 12 – 28.
Tùy theo cấu trúc của chuỗi cacbon, mà ta có khái niệm axit béo bão hòa (saturated fatty acid) hay không bão hòa (unsaturated fatty acid).

Các chất béo không bão hòa lại được chia thành hai dạng dựa theo cấu trúc 3D: dạng cis và dạng trans.

Axit béo khi tổn tại tự do (tức là không liên kết vói bất kỳ hợp chất hóa học nào) gọi là axit béo tự do. Axit béo tự do được vận chuyển trong máu nhờ arbumin.
0.2. Các phức hợp của axit béo
Phức hợp axit béo tức là sự kết hợp giữa axit béo với một phân tử khác. Có 3 phức hợp của axit béo thường gặp trong tự nhiên: triglycerides, phospholipids và ester của cholesterols.
Triglyceride
Triglyceride là ester* của 3 axit béo với glycerol. Triglyceride đóng vai trò quan trọng: là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất.
Phospholipid

Phospholipid là ester* của hai axit béo với glycerol và gốc phosphate. Phospholipid có cấu trúc đặc biệt với 1 đầu ưa nước và một đầu kỵ nước.
Phospholipid là thành phần chính của màng tế bào.
Cholesterol
Cholesterol là một dạng chất béo steroid. Cholesterol có trong màng tế bào (ở dạng phospholipid), và khắp các mô trên cơ thể. Cholesterol là tiền chất chính để tổng hợp vitamin D, nhiều loại hormone steroid, bao gồm cortisol, cortisone, và aldosterone ở tuyến thượng thận, và các hormone sinh dục progesterone, estrogen, và testosterone. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cholesterol có vai trò quan trọng đối với các synapse ở não cũng như hệ miễn dịch, bao gồm việc chống ung thư.


*Ester là sản phẩm của phản ứng hóa học giữa axit hữu cơ và rượu.
Xem thêm: Axit béo có trên bề mặt da