Thấy gì qua phong trào SILICONE FREE trong mỹ phẩm?

0
1206

Gần đây, phái đẹp thế giới đang rộ lên phong trào SILICONE FREE, vậy đằng sau phong trào đó là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Silicone Free

0.1. SILICONE là gì?

Silicone là một thành phần gây tranh cãi, nhưng vẫn được tìm thấy trong các công thức các sản phẩm làm đẹp như sản phẩm trang điểm, dầu gội, kem dưỡng, …

Silicone được sử dụng trong mỹ phẩm từ những năm 1950s, và đây là một loại chất phụ gia tuyệt vời, đa năng, và giá thành rẻ. Tùy vào loại cụ thể, vai trò của silicone trong mỹ phẩm có thể là chất làm mịn da, làm mềm da, giúp sản phẩm có thể tán thành lớp mỏng trên bề mặt da, hay tạo thành màng mỏng ngăn nước (rất cần thiết trong sản phẩm trang điểm).

0.2. Những “định kiến” về Silicone

“Định kiến” 1: Silicone gây ngạt thở cho da.

Vì khả năng tạo màng, giúp da mịn, mềm, nên đa số người tiêu dùng nghĩ rằng silicone sẽ phủ lên da, không cho không khí hay nước thấm qua da. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hết sức sai lầm. “Màng” của silicone có dạng lưới siêu mỏng, vẫn giúp da thở và hô hấp như bình thường.

“Định kiến” 2: Silicone gây bít tắc lỗ chân lông

Nếu như bạn nghĩ rằng silicone sẽ nhanh chóng tràn vào từng lỗ chân lông của bạn, ứ đọng ở đó, cuối cùng là lỗ chân lông tắc lại, … thì bạn đang làm quá lên của vấn đề. Thực sự mỗi ngày làn da của chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thành phần có hại từ môi trường, và vô số trong đó có thể tràn vào lỗ chân lông của bạn. Chưa kể đó là bạn sử dụng thêm các sản phẩm chống nắng, sản phẩm trang điểm, chúng cũng tràn vào lỗ chân lông của bạn.

Lẽ dĩ nhiên, là nếu bạn không làm sạch, thì chúng vẫn ở đó, và đầy dần lên. Lúc đó, chắc chắn là lỗ chân lông bị bít tắc rồi đó. Và nhớ rằng, chúng ta cũng phải chịu một phần lỗi, chứ lỗi không riêng gì của silicone.

“Đinh kiến” 3: Silicone gây mụn.

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy silicone làm tình trạng mụn nặng hơn. Điều này cho thấy rằng, mụn vốn dĩ là vấn đề riêng của da, có sử dụng hay không dùng silicone, da vẫn bị mụn. Hãy xem lại các bước chăm sóc da của bạn nếu bạn đang có xu hướng bị mụn nhé.

“Định kiến” 4: Silicone ngăn quá trình tự loại bỏ tế bào chết của da

Sự thật là, Silicone chỉ có thể nằm trên lớp tế bào sừng, giúp lớp tế bào này không bị mất ẩm. Sự có mặt của silicone ở đó ảnh hưởng không đáng kể đến quá trình tự loại bỏ tế bào chết tự nhiên của da. Mặt khác, một khi đã sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, bạn vẫn cần phải sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết để đảm bảo hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc da. Chúng là một combo không thể bỏ qua.

“Đinh kến” 5: Silicone gây độc cho da.

Hm … Đây là một trong những “đòn” đau nhất mà phong trào SILICONE FREE đánh vào các sản phẩm có chứa silicone. Sự thật là trong nhóm các silicone, chỉ có một lượng rất ít Silicone có chỉ số EWG là 3, đây là mức có thể chấp nhận được. Và mình liệt kê sẵn ở đây luôn cho các bạn.

Còn các loại silicone khác vẫn rất an toàn cho da.

0.3. Vậy hạn chế lớn nhất của silicone là gì?

Hạn chế lớn nhất của silicone chính là hạn chế số loại sản phẩm dùng trên da trong 1 lần. Tức là, với công thức “truyền thống”, bạn chỉ cần 4 bước với các sản phẩm: Sản phẩm làm sạch – Lotion – Serum – Kem dưỡng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mix & match vài loại serum, kem dưỡng trong một lần thì silicone có trong thành phần sẽ hạn chế khả năng hấp thụ của da.

Như vậy, với công thức kiểu “truyền thống” này rất bất lợi với KBEAUTY, khi “đế chế” này xây dựng một công thức 10 bước chăm sóc da, nhiều sản phẩm hơn được dùng trong 1 lần chăm sóc da.

0.4. Kết lại

Silicone không hề xấu, nó có thể có đôi chút tác hại (nhưng không đáng kể), và hoàn toàn chấp nhận được. Tuy nhiên, mỗi thương hiệu đã có sự hoàn thiện nhất định trong khi thiết kế các sản phẩm theo bộ, để có thể phối hợp với nhau. Bạn nên đi theo từng thương hiệu, từng dòng sản phẩm để có hiệu quả tốt nhất. Sau 1 – 2 tháng, bạn có thể đổi.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn mix & match thì cũng không phải là vấn đề quá lớn, có thể bạn sẽ có một trải nghiệm thú vị trong một lần phối nào đó, tại sao không? Nhưng hãy cẩn thận với làn da mình bạn nhé, da sẽ cho bạn biết lúc nào nên dừng, đừng quá ép buộc da.

SHARE
Previous articleChỉ số EWG là gì?
Next articlePaula’s Choice – thương hiệu của cộng đồng
Tìm hiểu về thành phần, cơ chế của các sản phẩm chăm sóc da, phương pháp làm đẹp vốn là đam mê của tôi. May mắn thay, tôi có đủ cơ hội, trải nghiệm, sự cọ xát và cũng có cơ duyên với ngành này. Có thể đâu đó vẫn còn những lỗi nhỏ, những thông tin chưa đầy đủ, mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp từ quí độc giả. Trân trọng,

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here