Chỉ số EWG là gì?

0
2245

Xuyên suốt các bài viết giới thiệu về thành phần hoạt tính có trong mỹ phẩm, mình thường sử dụng thêm chỉ số EWG để đánh giá mức độ an toàn của thành phần. Ở bài này mình sẽ giới thiêu rõ hơn về chỉ số này nhé.

1) EWG’s Skin Deep® là gì?

EWG (Environmental Working Group – Nhóm hoạt động vì môi trường) là nhóm các nhà khoa học cùng hoạt động để đưa ra thông tin hữu ích cho người tiêu dùng. Mục tiêu của nhóm hướng tới bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Thông qua thông tin được đưa ra, người tiêu dùng sẽ hiểu được họ đang tiếp xúc với hóa chất gì, mức độ độc hại đối với sức khỏe và môi trường như thế nào.

EWG chính thức ra mắt vào năm 2004, và nhanh chóng trở thành một “bộ hướng dẫn” an toàn mà người tiêu dùng tín nhiệm.

1.1. Hệ thống dữ liệu tra cứu của EWG về Tính độc hại, những quy định về an toàn, và những nghiên cứu đang được tiến hành

EWG căn cứ trên 8 nhóm dữ liệu chính để đưa ra hệ thống tính điểm an toàn của mình. Các nhóm dữ liệu đó là:

  1. Nhóm dữ liệu về khả năng gây ung thư, độc tố đến hệ sinh sản và quá trình phát triển: Bao gồm
  2. Nhóm dữ liệu về khả năng gây độc hệ thần kinh, hệ miễn dịch, …
  3. Nhóm dữ liệu về các hạn chế và cảnh báo việc sử dụng các thành phần mỹ phẩm an toàn
  4. Nhóm dữ liệu về ảnh hưởng của các chất sau quá trình tích lũy sinh học thời gian dài.
  5. Nhóm dữ liệu về các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người
  6. Cơ sở dữ liệu về mối nguy hiểm và độ an toàn
  7. Nhóm dữ liệu về các yếu tố phơi nhiễm tác động lên con người
  8. Cơ sở danh pháp khoa học.

Nếu như bạn thắc mắc, muốn biết thêm về nhóm dữ liệu này, bạn cứ truy cập trực tiếp ở đây nhé. Sơ sơ đâu đó cũng có 59 danh mục để tìm hiểu và đối chứng. Vậy mới biết các nhà khoa học đã làm việc vô cùng vất vả để chúng ta có một thang điểm quý giá nhằm đánh giá lại mức độ an toàn của các thành phần trong mỹ phẩm.

1.2. Hệ thống thang điểm của EWG

Hệ thống thang điểm của EWG được tính toán dựa trên 17 yếu tố gây hại khác nhau, bao gồm: ung thư, độc tính sinh sản / phát triển, nhiễm độc thần kinh, khả năng gây rối loạn nội tiết, dị ứng / độc tính miễn dịch, hạn chế / cảnh báo, độc tính hệ cơ quan, tồn tại / tích lũy sinh học, tiếp xúc nhiều / phụ gia, đột biến, thay đổi tế bào / sinh hóa, độc tính sinh thái, nguy cơ nghề nghiệp, kích ứng, hấp thụ tạp chất và miscellaneous.

Nếu như bạn thắc mắc cách cân đối làm sao để ra số điểm quy đổi, bạn có thể truy cập vào đây nhé. Tuy nhiên, dưới góc độ người sử dụng, chúng ta chỉ cần nắm thang điểm sau:

Trong thang đó từ 1 –  10, mức an toàn được tính từ 0 -2, mức trung bình từ 3 – 6 và không an toàn ở 7 – 10.

Tuy nhiên, tùy từng thành phần, mức không an toàn sẽ được lưu ý dựa trên nồng độ thành phần đó có trong từng sản phẩm. Nên khi phát hiện sản phẩm có sử dụng các thành phần không an toàn, việc đầu tiên bạn phải xem là nồng độ của thành phần đó có ở mức cho phép hay không. Nếu nhà sản xuất muốn đạt đến mục tiêu cuối cùng mà lờ đi các chỉ số an toàn, bạn nên ngưng sử dụng sản phẩm ngay.

1.3. Vì sao chúng ta nên bắt đầu soi thành phần?

Nền công nghiệp mỹ phẩm thế giới ngày càng phát triển, ngày càng nhiều thương hiệu muốn vào Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa với bạn có nhiều sự lựa chọn hơn, vì vậy chỉ số EWG cũng là một chỉ số để bạn chọn lựa – trước tiên sản phẩm đó phải an toàn cho chính bạn, sau đó mới đến công dụng làm đẹp.

SHARE
Previous articleTranexamic Acid
Next articleThấy gì qua phong trào SILICONE FREE trong mỹ phẩm?
Tìm hiểu về thành phần, cơ chế của các sản phẩm chăm sóc da, phương pháp làm đẹp vốn là đam mê của tôi. May mắn thay, tôi có đủ cơ hội, trải nghiệm, sự cọ xát và cũng có cơ duyên với ngành này. Có thể đâu đó vẫn còn những lỗi nhỏ, những thông tin chưa đầy đủ, mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp từ quí độc giả. Trân trọng,

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here