Bài viết này được chia thành 4 phần:
Phần 1: Phân nhóm người tiêu dùng theo hành vi
Phần 2: Khảo sát mức độ ưu tiên của các nhóm người tiêu dùng phổ biến ở Việt Nam
Phần 3: Phân tích hành vi của từng nhóm người tiêu dùng phổ biến ở Việt Nam
Phần 4: Cách tiếp cận từng nhóm người tiêu dùng phổ biến ở Việt Nam
Phân nhóm người tiêu dùng theo hành vi
Để có bản phân loại này, Euromonitor đã sử dụng hệ thống câu hỏi như sau để định hướng phân loại:
- Nhu cầu nào của người tiêu dùng sẽ định hướng đổi mới sản phẩm? (Which consumer needs are driving your innovation pipeline)
- Thói quen và sở thích nào của người tiêu dùng đang thay đổi như thế nào? (How are consumer habits and preferences changing)
- Ai là nhóm người tiêu dùng chủ chốt trong từng thị trường? (Who are your key consumers in a specifc market)
- Cách tốt nhất để định vị từng nhóm người tiêu dùng cụ thể? (What is the best way to target specifc consumer types)
- Làm sao để sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với những giá trị chính yếu của người tiêu dùng?
- Đầu tư vào bán hàng, marketing ở đâu thì có hiệu quả tốt nhất? (Where will your sales and marketing investments make the most impact)
Theo như Euromonitor, hiện nay có 10 nhóm người tiêu dùng khác nhau.
0.1. Người chi tiêu bất đồng
Như tên gọi của nhóm người này, họ có xu hướng chi tiêu bốc đồng nếu họ thấy đó là món hời. Họ thích hưởng thụ, sống trong hiện tại hơn là lo lắng về tương lai. Những người này không quan tâm lắm về tính bảo mật cá nhân trên internet.
0.2. Người chi tiêu thận trọng
Họ thường tập trung vào nhu cầu cá nhân, gia đình và tinh thần. Họ không thích là trung tâm sự chú ý, thích để người khác quyết định. Họ vẫn mua sắm nhưng không đặt nặng hình ảnh hay chất liệu.
0.3. Người thích sống tối giản
Người thích sống tối giản có xu hướng không bận tâm với hình ảnh của mình, theo đuổi cuộc sống khiêm tốn. Họ không chỉ đề cao lối sống khiêm tốn, mà còn tránh mua những hàng xa xỉ, hay những hàng hóa không cần thiết.
0.4. Người truyền thống thích an toàn
Những người này thường tránh mua sắm. Họ không có xu hướng tìm kiếm thương hiệu hay các sản phẩm xa xỉ, họ thích tiết kiệm tiền nhiều hơn là chi tiêu đi.
0.5. Người thích danh tiếng
Họ là những người nghiện công nghệ, thích sự nổi bật, chạy theo vẻ bên ngoài. Khi mua sắm, họ quan tâm đến những sản phẩm mới, thường tìm sản phẩm có thương hiệu hoặc xa xỉ.
0.6. Nhà hoạt động xã hội
Họ tin rằng mình có thể tạo nên sự khác biệt. Họ tập trung vào những vấn đề đang diễn ra trên toàn cầu. Vì vậy, họ quan tâm đến những sản phẩm có chất lượng, tuổi thọ dài.
0.7. Người thích làm điều mới
Họ thích thử những thứ mới. Họ lên kế hoạch để có thể sống ở nước ngoài hoặc làm chủ/ khởi nghiệp. Những người này có xu hướng tiêu dùng ngày càng nhiều.
0.8. Người nghiện công nghệ
Họ thích những sản phẩm tích hợp công nghệ. Họ thích những trải nghiệm ảo/ mô phỏng cuộc sống thật. Họ luôn muốn sở hữu hàng hóa có công nghệ mới nhất.
0.9. Người cân bằng lạc quan
Họ thích chất lượng hơn số lượng. Họ coi trọng sức khỏe, lối sống lành mạnh và giá trị thật trong khi mua sắm.
0.10. Người lên kế hoạch tỉ mỉ
Đây là những người rất cẩn thận khi tiêu dùng, hiếm khi mua quá đà. Họ thích cách mua bán truyền thống (dùng tiền mặt) hơn thanh toán qua thẻ tín dụng.
1) Cơ cấu 10 nhóm người này như sau:
Euromonitor đã thực hiện khảo sát mức độ phổ biến từng nhóm người tiêu dùng theo quốc gia. Ở đây, tôi chỉ trích lược một số quốc gia mà hàng hóa/thương hiệu của họ có nhiều ở Việt Nam.
Kể từ những phần sau, tôi chỉ tập trung chia sẻ thông tin 5 nhóm người tiêu dùng chính:
- Người chi tiêu bốc đồng
- Người truyền thống thích an toàn
- Người thích danh tiếng
- Người thích sống tối giản
- Người thích làm điều mới